Lưu trữ

Archive for Tháng Chín, 2010

Ý kiến chuyên gia trong điều trị viêm xoang

Viêm xoang là bệnh khá phổ biến ở nước ta, bệnh thường kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Chương trình “Sức khỏe cho mọi người” phát sóng trên VTV2 – đài truyền hình Việt Nam ngày 15 tháng 08 năm 2010 với nội dung tìm hiểu về bệnh viêm xoang và sự góp mặt của PGS- TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên GĐ BV Tai mũi họng Trung Ương đã nhận được sự quan tâm của nhiều quý vị khán giả. Để giúp cho người bệnh có thêm những kiến thức bổ ích trong phòng và điều trị bệnh viêm xoang, chúng tôi xin tóm tắt những ý kiến của các chuyên gia xung quanh vấn đề này

Vì đâu ta bị viêm xoang?

Xoang là những khoang rỗng nằm trong khối xương sọ mặt. Các xoang có chức năng làm nhẹ khối xương sọ, làm ấm, làm ẩm và lọc không khí đi vào khoang mũi. Các xoang đều có đường thông vào hốc mũi. Xoang bình thường khi lỗ thông mũi không bị nghẽn

Mọi tác nhân gây phù nề trong xoang hay cản trở dẫn lưu chất tiết ra khỏi xoang đều có thể gây viêm xoang. Thường gặp nhất là do vi khuẩn. Hầu hết trong cơ thể mỗi chúng ta đều có hàng triệu vi trùng cư trú trong đường hô hấp trên, những vi trùng này vô hại, nhưng khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm hoặc dẫn lưu xoang bị cản trở do cảm lạnh nhiễm siêu vi và một số nguyên nhân khác, vi khuẩn sẽ phát triển gây ra viêm xoang.

Dị ứng có thể gây viêm xoang. Sử dụng thuốc xịt thông mũi quá nhiều, hút thuốc lá, bơi lặn cũng làm tăng nguy cơ viêm xoang. Người bị polyp mũi, vẹo vách ngăn mũi cản trở dẫn lưu xoang cũng dễ viêm xoang. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.

Dấu hiệu giúp phát hiện bệnh sớm

Theo bác sỹ Dinh để điều trị bệnh hiệu quả thì nhận biết bệnh sớm là rất quan trọng. Đau là triệu chứng thường gặp nhất của viêm xoang. Tuỳ thuộc vị trí xoang bị viêm mà vị trí đau thay đổi: đau vùng trán, đau vùng má hay hàm trên, đau sau hốc mắt, đau ở đỉnh đầu. Cơn đau tăng khi bệnh nhân nghiêng người về phía trước. Bệnh nhân cũng thường bị nghẹt mũi, chất tiết mũi trở nên đặc và đục, ho vì nước mũi chảy xuống họng gây ngứa. Tuỳ theo tình trạng viêm mà bị nghẹt một hay cả hai bên mũi, nghẹt từng lúc hay liên tục, có khi mất khứu giác. Người bệnh có thể sốt, đau nhức, mệt mỏi, đau răng, ngủ không yên giấc…

Điều trị đúng có thể cải thiện hiệu quả

Nguyên tắc điều trị xoang là làm xoang dẫn lưu tốt, kiểm soát hoặc loại trừ nguồn gốc của tình trạng viêm, làm giảm cơn đau. Với các thuốc giúp thông mũi, chống nghẹt mũi khi dùng cần cẩn trọng vì có thể ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch hay gây chảy mũi bù trừ hoặc khô mũi quá mức. Không tự ý sử dụng các thuốc này kéo dài mà không có ý kiến bác sĩ.

Trải qua hàng ngàn năm, y học cổ truyền đã để lại cho chúng ta một kho tàng vô cùng quý giá bao gồm những bài thuốc cũng như những kinh nghiệm điều trị các căn bệnh. Với lương y Trần Đồng (Hải Bắc – Hải Hậu – Nam Định), thì đó là bài thuốc gia truyền Thông xoang tán điều trị bệnh viêm mũi xoang rất có hiệu quả. Thông xoang tán mang đến tác dụng làm loãng và tiêu tán đờm thấp ứ trệ nên làm sạch và thông thoáng các xoang, giảm nhanh triệu chứng đau nhức, căng tức, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, tiết dịch mũi, v.v….Thông xoang tán giúp kháng khuẩn, chống viêm, chống dị ứng và tăng cường sức đề kháng, giúp phòng và giảm nguy cơ tái phát bệnh. Đã có nhiều người bệnh bị viêm xoang tới 20 năm, vậy mà dùng Thông xoang tán theo hướng dẫn của lương y Trần Đồng, đến nay chưa thấy bị tái phát lại. Hiện nay Thông xoang tán đã được công ty Nam Dược sản xuất dưới dạng viên nang và có bán rộng rãi trên toàn quốc.

Phân tích về thành phần bài thuốc, PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh cũng đánh giá cao hiệu quả của sản phẩm Thông xoang tán. Bệnh nhân phải tuân thủ đúng liều lượng thuốc, thời gian điều trị. Nên uống nhiều nước giúp làm loãng chất tiết, dùng nước muối sinh lý rửa mũi, xông mũi bằng hơi nước nóng, đắp khăn nước ấm lên mặt cũng có thể làm dịu cơn đau…

Để phòng ngừa viêm xoang

Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi thích hợp, chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và luyện tập để duy trì sức đề kháng chung chống nhiễm trùng. Giữ sạch môi trường xung quanh, tránh xa khói thuốc lá, bụi và các chất ô nhiễm. Đeo khẩu trang khi ra đường và làm việc nơi có nhiều bụi bặm, hoá chất… Vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên. Tránh uống rượu vì có thể làm viêm xoang nặng hơn

Viêm mũi dị ứng dễ nhầm với viêm xoang

Tháng Chín 20, 2010 4 bình luận

Viêm mũi dị ứng là một bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều hơn ở tuổi thanh niên và trung niên. Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng thường mắc bệnh mạn tính, kéo dài và gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh nhất là có một số triệu chứng có khi xảy ra liên tiếp trong một thời gian ngắn nhưng gây khó chịu như hắt hơi, sổ mũi. Viêm mũi dị ứng đôi khi dễ nhầm với bệnh viêm xoang.

Nguyên nhân của viêm mũi dị ứng là gì?

Có một số giả thuyết giải thích về nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp vật lạ (dị nguyên) đối với cơ thể, ví dụ như bụi, phấn hoa, lông chó, mèo, bào tử nấm (nấm mốc)… Những tác nhân này thường đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn khi gặp kháng thể (có trong cơ thể) tương ứng thì xảy ra hiện tượng phản ứng. Hiện tượng phản ứng dị ứng này xảy ra ngay ở lớp nhày niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang… gây nên hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc. Viêm mũi dị ứng có liên quan đến các cơ địa dị ứng. Thông thường người bị viêm  mũi dị ứng gặp ở người có cơ địa dị ứng nhiều hơn như viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, tổ đỉa… Chính vì vậy cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị bệnh viêm mũi dị ứng nhưng cũng có người không bị. Các tác nhân gây kích thích cũng có thể theo đường hô hấp nhưng cũng có thể vào cơ thể theo đường qua da, hoặc theo đường ăn uống.

Biểu hiện của viêm mũi dị ứng như thế nào?

Hầu hết người bị viêm mũi dị ứng có nhiều triệu chứng giống nhau như ngứa mũi, chảy mũi nước, đặc biệt là hắt hơi hàng tràng liền. Nếu đã thành mạn tính thì có thể nghẹt mũi gần như thường xuyên, ù tai, nhức đầu (dễ nhầm với viêm xoang). Một số trường hợp viêm mũi mạn tính kéo dài có thể có hiện tượng loạn khứu giác (mất mùi) hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi.

Người ta phân viêm mũi dị ứng thành 2 loại chính là viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng có quanh năm. Viêm mũi dị ứng theo mùa là tùy thuộc vào thời tiết từng mùa xuất hiện các loại dị nguyên trong gió như phấn hoa, nấm mốc… Viêm mũi dị ứng quanh năm tức là mùa nào cũng có thể bị viêm mũi dị ứng do có liên quan đến  một số dị ứng nguyên như côn trùng (mò, mạt, bọ chét, ve…), bụi trong nhà, lông súc vật nuôi trong nhà nhất là lông của mèo, chó… Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh và do vậy ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị thoả đáng thì nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang…

Cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng đa dạng và nhiều nguyên nhân, những trường hợp có cơ địa dị ứng cần cảnh giác cao với viêm mũi dị ứng. Để góp phần hạn chế bị viêm mũi dị ứng không nên nuôi chó, mèo trong nhà. Hạn chế đến mức tối đa không tiếp xúc với chúng. Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm. Nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt nếu làm được như vậy sẽ hạn chế nấm mốc phát triển. Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Hạn chế đến mức tối đa  hút thuốc lá, thuốc lào. Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với bụi. Cần đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và lúc ra đường. Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cơ thể (mặc ấm) nhất là vùng cổ, mũi. Khi bị bệnh viêm mũi dị ứng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng. Không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình và tự mua thuốc để điều trị.

PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu – Skđs

Viêm xoang: Đủ thuốc vẫn thiếu!

Tháng Chín 15, 2010 2 bình luận

Có hai điều chắc chắn khi bàn về viêm xoang. Trước hết, số bệnh nhân chắc chắn sẽ tiếp tục tăng vì môi trường không ngừng ô nhiễm và sức đề kháng liên tục bị đục khoét.

Kế đến, tuy không thiếu thuốc kháng sinh, kháng viêm nhưng con đường từ viêm mũi dị ứng đến viêm xoang mãn tính càng lúc càng ngắn vì nhiều người vẫn tưởng hễ đúng thuốc thì bệnh phải lùi. Thực tế, bệnh đúng là có khi lùi nhưng thường chỉ lùi vài bước rồi lại thừa cơ lấn tới với khuynh hướng càng lúc càng nhanh.

Lý do hóa ra rất đơn giản. Thuốc kháng sinh dù thuộc đời mới toanh nhưng nếu đàm nhớt đóng cứng trong xoang hơn keo dán sắt thì có uống cho lắm cũng bằng không. Đáng tiếc vì nhiều người vẫn chưa biết thuốc quan trọng hàng đầu trong bệnh viêm xoang lại không phải là thuốc mà là nước. Thiếu nước thì niêm mạc khô, đàm nhớt khi đó khó thải vì khô cứng, bệnh nguyên từ vi khuẩn cho đến nấm mốc nhờ đó bình chân như vại trong đường hô hấp. Xoang khi đó không viêm mới lạ. Người bệnh viêm xoang vì thế cần uống 2 hay 3 lít nước/ngày càng tốt. Nước đun sôi để nguội cũng được, nước khoáng càng hay. Khéo hơn nữa nếu khoảng 1/3 lượng nước uống là trà hoa cúc, cam thảo, rau má, atisô hay râu bắp.

Thêm nữa, đừng quên một số biện pháp rất đơn giản để trợ lực viên thuốc, như:

– Dùng thuốc có tối thiểu 30 mg kẽm trong vài ngày liên tục ngay khi ghi nhận dấu hiệu ngứa cổ, nhảy mũi, đau đầu… để nhờ kẽm hỗ trợ sức kháng bệnh.

– Xông hơi cổ họng và mũi bằng nước ấm pha tinh dầu (tràm, khuynh diệp, gừng…) để vừa kháng viêm vừa long đàm. Xông không lâu hơn 10 phút, buổi tối càng hay và nhất là đừng quên uống ngay 300-500 ml nước sau khi xông.

– Ngâm chân nước ấm hay hơ ấm lòng bàn chân bằng máy sấy tóc hay đèn hồng ngoại. Nên nhớ cảm giác lạnh ở lòng bàn chân là kích ứng gây co thắt toàn bộ mạch máu ngoại vi của cơ thể. Niêm mạc vùng xoang vì thế khó tránh thiếu máu. Hậu quả là hiện tượng viêm tấy dễ chiếm thế thượng phong mặc dù nạn nhân tốn tiền uống thuốc.

– Thay vì cố gắng hỉ mũi thật mạnh với ý định tống đàm nhớt nhưng rồi chỉ tăng áp lực trong hầu họng và xoang khiến chất tiết bị đẩy ngược vào trong, nên nhiều lần trong ngày dùng tay đẩy đầu mũi lên cao để nước mũi dễ bài tiết ra ngoài.

– Giới hạn dùng thuốc nhỏ mũi vì thuốc có thể hiệu quả trước mắt nhưng sau đó, càng dùng thì niêm mạc càng dễ khô. Thay vì dùng thuốc nên rửa mũi bằng nước muối sau một ngày tiếp xúc với bụi bặm.

Thêm một điều chắc chắn: Tuy đúng là khó tránh viêm xoang nhưng người đã áp dụng các biện pháp nêu trên là người vừa không quá thường đau khổ vì viêm xoang vừa ít phải dùng thuốc lâu ngày. Nếu không dứt nổi bệnh vì môi trường bên ngoài đua nhau ô nhiễm thì chỉ còn cách chuẩn bị trận địa bên trong để bệnh nếu đến cứ đến, rồi cũng khoác áo ra đi cho sớm.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Trung tâm Điều trị ôxy cao áp TPHCM)

Thực phẩm kỵ viêm xoang

Tháng Chín 3, 2010 1 Bình luận

Cũng như nhiều bộ phận khác của cơ thể, xoang mũi – không gian eo hẹp trong xương mặt không ngần ngại ra cảnh báo đối với chúng ta khi có chuyện gì đó bất ổn. Phản ứng của mỗi người đối với bệnh viêm xoang khác nhau, nhưng bất ngờ là thức ăn chúng ta sử dụng hàng ngày có thể tác động đến quá trình này.

Nên tránh sữa và sản phẩm từ bơ sữa nếu muốn đẩy lùi viêm xoang. Trong rãnh xoang, chất nhầy sẽ làm hỏng đường dẫn lưu, không khí khó mà đi lên hoặc xuống, tạo một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn. Tranh luận chưa có lời giải đáp hiện nay là liệu các sản phảm sữa có thể tăng quá trình sản sinh chất nhầy hay chỉ làm nước mũi đặc thêm thành mủ. Tuy nhiên, khi đã xuất hiện triệu chứng bệnh thì tình trạng khó thở và khó chịu là như nhau.

Ăn tối muộn có thể ảnh hưởng đến viêm xoang. Không kể những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, những ai có vấn đề về xoang và có thói quen ăn trong khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ, dòng chảy ngược rất có thể liên quan đến xoang. Về mặt khoa học, khoang mũi có liên hệ với hệ thống tiêu hóa mà không có đường phân chia nào cả, một dòng di chuyển từ mũi sẽ xuống dạ dày. Vì thế, nếu có sự trào ngược dạ dày, kết quả là một số chất có thể đẩy lên khoang mũi, nó bao gồm cả acid và một phần thức ăn đang được tiêu hóa, nên gây viêm sưng.

Tương tự, thức ăn mang tính kích thích chứng ợ nóng hay trào ngược acid cũng có thể là “thủ phạm” của viêm xoang. Tiến sỹ Joshua Makower, chuyên gia người Mỹ rất có kinh nghiệm trong chữa trị bệnh viêm xoang mạn tính cho biết: “Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm xoang, nhưng điều quan trọng là chỉ ra những thực phẩm có khả năng ảnh hưởng tới bệnh trước khi xem xét phẫu thuật hay dùng thuốc chữa trị.

Cơ chế này vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng nhưng một giả thuyết tin cậy là sự trào ngược acid dạ dày khiến cho vùng mũi – họng bị kích thích, viêm sưng, kết quả là đường rãnh này bị sưng phồng, nghẽn – hay chính là viêm xoang.

Thực phẩm nên kiêng kỵ khác chính là đồ uống có caffein và rượu. Cho dù uống 1-2 cốc rượu cũng có thể làm dịch nhầy đặc lại hay co vùng sưng ở mũi và xoang nhưng rượu vẫn là chất khử nước, nó có tác dụng như một chất lợi tiểu kích thích việc đào thải nước nên cơ thể sẽ thiếu nước để đẩy dịch nhớt ứ đọng trong xoang. Tương tự, đồ uống có cồn cũng như cà phê, soda thường gây ra ợ nóng, dẫn đến trào ngược khí ra khỏi dạ dày, không tốt cho những người bị viêm xoang.

Khi bị viêm xoang, chế độ ăn uống nên thế nào? Cơ thể cần nước, đơn giản không chỉ là cung cấp nhu cầu thiết yếu cho các cơ quan vận hành bình thường. Khi điều trị viêm xoang, lưu ý hàng đầu là uống nhiều nước càng tốt vì nó làm loãng chất nhầy, làm bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng. Nước ép hoa quả cũng là gợi ý tốt nhưng lưu ý tránh dùng nhiều đường vì đường và một số chất khác có thể làm mũi nhầy đặc lại.

Một trong những biện pháp giảm viêm xoang hiệu quả tại nhà là xông xoang mũi trong nước nóng – dùng khăn trùm đầu để hít thở cùng với hơi nóng bốc lên từ nước nóng. Một cốc trà nóng cũng có thể là một liệu pháp xông hơi tốt cho mũi. Hơi nước và độ ẩm vào mũi, miệng và phía sau họng sẽ làm mũi đặc tan chảy.

Bên cạnh đó, nếu không nghi ngờ gì về mối liên quan giữa miệng và xoang thì hãy nhớ đến món cánh gà sốt nóng. Mùi vị và acid có trong món ăn này có thể ngay lập tức phá vỡ và làm bong màng dính, làm chúng chảy ra và tạo cảm giác xoang mũi được làm sạch. Nên bổ sung thêm vitamin A, C và E để tăng cường sức đề kháng như cà rốt, gấc, củ cải, đậu đao, bạc hà…

Yến Chi
(Theo health.msn)